Dự thảo nghị định chính phủ Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

04/06/2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 2 Điều 79 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
      2. Các quy định khác có liên quan khi tiến hành đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2016.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

      1. Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản.
      2. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản được giao các nhiệm vụ liên quan đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
      3. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
      4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Quyền khai thác khoáng sản là quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản khi đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; quyền khai thác khoáng sản khi đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
      2. Tài sản trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một phần giá trị của mỏ khoáng sản khi tổ chức, cá nhân đã trả cho nhà nước khoản tiền để mua được quyền khai thác khoáng sản.
      3. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là việc xác định tổ chức, cá nhân được quyền thăm dò, khai thác khoáng sản khi có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này và Luật đấu giá tài sản.
      4. Điều kiện tham gia đấu giá là tập hợp các yêu cầu, điều kiện được áp dụng với từng cuộc đấu giá và được quy định cụ thể trong Quy chế đấu giá của cuộc đấu giá đó.
      5. Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
      6. Người trúng đấu giá là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và có mức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm.
      7. Quy chế cuộc đấu giá(sau đây gọi là Quy chế đấu giá) là tập hợp các thông tin, tài liệu liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Tổ chức đấu giá hoặc Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ban hành, làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân lập Hồ sơ tham gia đấu giá.
      8. Hồ sơ tham gia đấu giá là các tài liệu do tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá lập và nộp cho với cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo yêu cầu quy định tại Quy chế đấu giá.
      9. 9. Tiền trúng đấu giá là số tiền mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá phải nộp để được quyền khai thác khoáng sản.
      10. Bảo lãnh tham gia đấu giá là cam kết của tổ chức tín dụng bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Điều 4. Hình thức đấu giá và phương thức đấu giá

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp tại cuộc đấu giá và theo phương thức trả giá lên.

Điều 5. Tài nguyên, trữ lượng của khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

      1. Đối với khu vực chưa thăm dò khoáng sản, tài nguyên khoáng sản đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải được đánh giá ở cấp độ tài nguyên tối thiểu 333 đối với khoáng sản rắn; cấp tài nguyên tối thiểu C1 đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
      2. Đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, trữ lượng khoáng sản đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải được đánh giá cấp trữ lượng tối thiểu 122 đối với khoáng sản rắn; cấp trữ lượng tối thiểu B đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
      3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trữ lượng, tài nguyên khoáng sản trong diện tích khu vực đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Điều 6. Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

      1. Căn cứ lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
      2. a) Các khu vực khoáng sản không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; đã được xác định tài nguyên, trữ lượng và thuộc quy hoạch khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
      3. b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đưa nguồn lực vào phát triển theo đúng kỳ kế hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trong quy hoạch.
      4. Trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

Theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản; căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

      1. Sau khi được phê duyệt, danh mục khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá, kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thông báo và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản. Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 7. Giá khởi điểm

      1. Giá khởi điểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trước khi thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
      2. Đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, giá khởi điểm cuộc đấu giá được xác định bằng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
      3. Đối với khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản, giá khởi điểm được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
      4. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định giá khởi điểm cuộc đấu giá, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản.

Điều 8. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước

      1. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải nộp tiền đặt trước khi tham gia cuộc đấu giá được tính bằng đồng Việt Nam. Tiền đặt trước do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản, cụ thể như sau:
      2. a) Đối với trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, tiền đặt trước bằng 5% đến 20% giá khởi điểm;
      3. b) Đối với trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản, tiền đặt trước được xác định trên cơ sở tài nguyên khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này và được tính như điểm a khoản này.
      4. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có thể nộp tiền đặt trước bằng tiền mặt hoặc bằng bảo lãnh tham gia đấu giá theo phương thức như sau:
      5. a) Trường hợp nộp bằng tiền mặt, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải nộp vào tài khoản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản mở tại ngân hàng thương mại;
      6. b) Trường hợp bảo lãnh tham gia đấu giá, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải nộp bảo lãnh tham gia đấu giá cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá.
      7. Thời hạn nộp tiền đặt trước là 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá và được thông báo cụ thể trong hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
      8. Tiền đặt trước của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được chuyển thành tiền đặt cọc và nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc thay đổi bằng hình thức bảo lãnh tiền đặt cọc.
      9. Tiền đặt trước được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
      10. Tổ chức, cá nhân không được nhận lại tiền đặt trước khi có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật đấu giá tài sản.
      11. Tiền đặt trước không được hoàn trả trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 9. Xử lý tiền đặt cọc

      1. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được nhận lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:
      2. a) Đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trúng đấu giá lần đầu đối với trường hợp đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản;
      3. b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với trường hợp đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;
      4. c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 Luật khoáng sản.
      5. d) Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả tiền đặt cọc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
      6. Tịch thu tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:
      7. a) Quá thời hạn quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định này mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại khoản điểm b khoản 1 Điều này;
      8. b) Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 46 Luật khoáng sản.
      9. Tiền đặt cọc tịch thu trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 10. Bước giá trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản

      1. Bước giá trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề.
      2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bước giá cho mỗi cuộc đấu giá.

Điều 11. Hồ sơ thông tin mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản

      1. Hồ sơ thông tin mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, chuẩn bị cho Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện.
      2. Hồ sơ thông tin mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập với các nội dung chính sau đây:
      3. a) Tên loại khoáng sản, vị trí, tọa độ khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá;
      4. b) Địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức cuộc đấu giá;
      5. c) Thông tin về trữ lượng, tài nguyên khoáng sản; điều kiện khai thác của khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; phương thức tham khảo thông tin, tài liệu có liên quan, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, sử dụng đất của khu vực có khoáng sản được đưa ra đấu giá;
      6. d) Giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước;

đ) Quy định về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá;

      1. e) Các biểu mẫu cần có trong hồ sơ đấu giá.
      2. g) Trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, cơ quan lập hồ sơ mời đấu giá quy định tại khoản 1 Điều này quy định các yêu cầu tổ chức, cá nhân dự kiến các nội dung: mục đích, địa chỉ sử dụng khoáng sản sau khai thác để cung cấp cho các dự án chế biến khoáng sản; phương pháp, công nghệ, thiết bị khai thác, mức độ chế biến khoáng sản.
      3. Xác định điều kiện về vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:

Căn cứ suất đầu tư thực tế khi thăm dò loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực chưa có kết quả thăm dò hoặc suất đầu tư thực tế khi khai thác loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò trong điều kiện tương tự, cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản dự kiến dự toán Đề án thăm dò khoáng sản hoặc tổng vốn đầu tư Dự án đầu tư khai thác khoáng sản làm cơ sở để xác định điều kiện về vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Điều 12. Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tin tức cùng chủ đề

Vagme