Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi thế giới ‘khát’ vonfram

17/10/2024

Thị trường vonfram đang đối mặt với cơn “khát” nguồn cung, tạo cơ hội cho những công ty khoáng sản như Masan High-Tech Materials (MHT), thuộc Tập đoàn Masan.

Nhà máy của Masan High-Tech Materials. Ảnh: Masan High-Tech Materials

Nhu cầu gia tăng với nhóm vật liệu trong sản xuất công nghiệp

Thị trường hàng hóa thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Việc Mỹ và châu Âu có những động thái giảm lãi suất trong thời gian qua đã tạo đà thúc đẩy cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán hàng hóa. Cùng với đó, nhu cầu về các kim loại chiến lược, đặc biệt trong các ngành sử dụng vật liệu công nghệ cao, như điện tử, năng lượng tái tạo, công nghệ ô tô và quốc phòng cũng gia tăng.

Theo VTV đưa tin, trong phiên ngày 26/9, giá bạc đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm. Là một trong những vật liệu quan trọng trong ứng dụng công nghiệp, bạc đã tăng 35% giá trị từ đầu năm đến nay. Điều này cũng xảy ra tương tự với đồng, giá kim loại đồng tăng lên mức cao, bởi hy vọng nhu cầu kim loại mạnh lên sau khi Trung Quốc mới đây thông báo các biện pháp kích thích tài chính tiếp theo nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế trì trệ.

Cùng với thời điểm này, Trung Quốc lại đang tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu các khoáng sản quan trọng. Động thái trên đã khiến cho giá của vật liệu hiếm tăng phi mã như bạc, đồng và vonfram. Việc thắt chặt nguồn cung của Trung Quốc cũng buộc các quốc gia châu Âu và Mỹ phải nỗ lực tìm cách đa dạng chuỗi cung ứng khoáng sản, để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Những diễn biến trên đang tạo điệu kiện thuận lợi cho cho các doanh nghiệp như Masan High – Tech Materials – công ty khai thác và chế biến khoáng sản hàng đầu của Việt Nam.

Những lợi thế của Masan High-Tech Materials

Masan High-Tech Materials có lợi thế sở hữu nguồn cung ổn định từ mỏ vonfram đa kim Núi Pháo và là một trong những nhà sản xuất vonfram và vật liệu tích hợp lớn nhất trên toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với các nhà máy chế biến và tái chế vonfram chất lượng cao đặt tại Đức, Việt Nam, Canada và Trung Quốc.

Doanh nghiệp này hiện sở hữu nền tảng Vonfram toàn cầu tích hợp toàn diện, từ khai thác, thu mua nguyên liệu thô tới chế biến, thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D), quy tụ các chuyên gia khai khoáng hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm tái chế vonfram 100 năm từ Đức, để đưa vào sản xuất và cung ứng vật liệu vonfram công nghệ cao cho thị trường toàn cầu.

Bên trong nhà máy của Masan High-Tech Materials. Ảnh: Masan High-Tech Materials

Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của Masan High-Tech Materials trên thị trường vật liệu toàn cầu là chiến lược sản xuất bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, phát triển các sản phẩm xanh, hướng tới tăng trưởng xanh, góp phần giải quyết các vấn đề nổi cộm như biến đổi khí hậu, trung hòa cácbon và chuyển dịch năng lượng sạch. Đây là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh các quốc gia và tập đoàn lớn ngày càng chú trọng vào các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị), đặc biệt khi họ phải đối mặt với áp lực từ các chính sách bảo vệ môi trường và xu hướng giảm phát thải carbon.

Công ty cũng không không ngừng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất, để kiến tạo những giải pháp đột phá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện Masan High-Tech Materials có gần 100 bằng sáng chế mới và 50 bằng sáng chế khác đang trong giai đoạn ứng dụng. Thông qua các dự án nghiên cứu và thí nghiệm mô phỏng, đến nay Masan High-Tech Materials đã phát triển và hoàn thiện quy trình tái chế, cho phép thu hồi toàn bộ lithium, niken, đồng, coban, mangan từ các sản phẩm pin thải; đồng thời phát triển các công thức tinh luyện đặc thù nhằm đạt được hiệu quả thu hồi vonfram cao hơn.

Những thương vụ chiến lược 

Một trong những điểm sáng đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Masan High-Tech Materials nửa đầu năm 2024 là việc ký thỏa thuận với Mitsubishi Materials Corporation chuyển giao quyền sở hữu 100% H.C. Starck Holding. Dự kiến giao dịch hoàn tất vào cuối quý IV/2024. Thương vụ này sẽ mang lại cho Masan High-Tech Materials khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD. Đây là bước đi quan trọng giúp Masan High-Tech Materials củng cố tình hình tài chính và tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án mới.

Công ty vẫn giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do H.C. Starck phát triển được thương mại hóa. MMC thông qua H.C. Starck tiếp tục ký kết thỏa thuận bao tiêu sản phẩm APT và oxit vonfram do Masan High-Tech Materials sản xuất.

Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của Masan High-Tech Materials trên thị trường vật liệu toàn cầu là chiến lược sản xuất bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, phát triển các sản phẩm xanh, hướng tới tăng trưởng xanh, góp phần giải quyết các vấn đề nổi cộm như biến đổi khí hậu, trung hòa cácbon và chuyển dịch năng lượng sạch. Đây là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh các quốc gia và tập đoàn lớn ngày càng chú trọng vào các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị), đặc biệt khi họ phải đối mặt với áp lực từ các chính sách bảo vệ môi trường và xu hướng giảm phát thải carbon.

Công ty cũng không không ngừng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất, để kiến tạo những giải pháp đột phá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện Masan High-Tech Materials có gần 100 bằng sáng chế mới và 50 bằng sáng chế khác đang trong giai đoạn ứng dụng. Thông qua các dự án nghiên cứu và thí nghiệm mô phỏng, đến nay Masan High-Tech Materials đã phát triển và hoàn thiện quy trình tái chế, cho phép thu hồi toàn bộ lithium, niken, đồng, coban, mangan từ các sản phẩm pin thải; đồng thời phát triển các công thức tinh luyện đặc thù nhằm đạt được hiệu quả thu hồi vonfram cao hơn.

Những thương vụ chiến lược 

Một trong những điểm sáng đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Masan High-Tech Materials nửa đầu năm 2024 là việc ký thỏa thuận với Mitsubishi Materials Corporation chuyển giao quyền sở hữu 100% H.C. Starck Holding. Dự kiến giao dịch hoàn tất vào cuối quý IV/2024. Thương vụ này sẽ mang lại cho Masan High-Tech Materials khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD. Đây là bước đi quan trọng giúp Masan High-Tech Materials củng cố tình hình tài chính và tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án mới.

Công ty vẫn giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do H.C. Starck phát triển được thương mại hóa. MMC thông qua H.C. Starck tiếp tục ký kết thỏa thuận bao tiêu sản phẩm APT và oxit vonfram do Masan High-Tech Materials sản xuất.

Nguồn: Vietnamnet

Tin tức cùng chủ đề

Vagme